Tiêm filler luôn là hình thức làm đẹp phổ biến và nhận được rất nhiều sự yêu thích hiện nay. Đây là phương pháp thẩm mỹ giúp xóa bỏ các nếp nhăn đồng thời lấy lại sự tươi trẻ cho làn da của chị em. Vậy tiêm filler là gì? Có nên sử dụng hình thức này để làm đẹp hay không? Cùng xem ngay bài viết sau đây của chúng tôi để tìm được lời giải đáp chi tiết nhất nhé!
Tiêm filler (hay tiêm chất làm đầy) là một quy trình thẩm mỹ dùng chất làm đầy tiêm vào dưới làn da của bạn để che bớt đi những nếp nhăn, khuyết điểm trên khuôn mặt và phục hồi nhan sắc. Nhờ hình thức tiêm filler, chị em có thể giảm được các dấu hiệu về lão hóa, sở hữu khuôn mặt thon gọn, trẻ trung. Thông thường, quá trình tiêm chất làm đầy chỉ mất khoảng nửa tiếng với thời gian phục hồi cực nhanh. Ngay sau đó, chị em phụ nữ có thể được nhận kết quả mà mình mong muốn.
Các loại filler phổ biến
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại filler phổ biến như chất làm đầy được tổng hợp (với việc sử dụng vật liệu nhân tạo) hoặc chất làm đầy tự nhiên có trong cơ thể của chính bạn. Dưới đây là một số loại filler được sử dụng nhiều nhất trên thị trường:
- Axit Hyaluronic (HA): Một loại axit được sản xuất tự nhiên cho cơ thể với tác dụng cấp ẩm giúp làn da của bạn trở nên mềm mại hơn. Thông thường, khi tiêm HA thì bạn sẽ nhận được hiệu quả làm đẹp kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng.
- Canxi Hydroxyapatite (CaHA): Đây là một loại filler có trong xương người với hiệu quả làm đầy kéo dài trong khoảng 1 năm. CaHA thường được các bác sĩ áp dụng với những nếp nhăn sâu để che bớt đi khuyết điểm trên khuôn mặt của phái đẹp.
- Axit Poly-L-Lactic (PLLA): Một chất có thể giúp cơ thể của chúng ta tạo ra collagen. Các bác sĩ thường sử dụng PLLA khi muốn làm phẳng nếp nhăn sâu trên khuôn mặt của chị em phụ nữ. Thông thường, PLLA có hiệu quả làm đầy kéo dài khoảng 2 năm.
- Polymethyl-methacrylate (PMMA): Với những quả bóng rất nhỏ nằm dưới da và collagen để tăng thể tích, giúp da của bạn thêm phần săn chắc hơn.
Công dụng của tiêm filler là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà tiêm chất làm đầy lại nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay. Bởi sau quá trình tìm hiểu, chị em phụ nữ đã phát hiện ra được filler có rất nhiều công dụng tuyệt vời, cụ thể như sau:
- Khắc phục tình trạng chảy xệ thông qua việc tăng thể tích cho vùng da được tiêm.
- Giúp khuôn mặt cân đối hơn bằng việc làm đầy các khuyết điểm trên gương mặt chị em phụ nữ.
- Trả lại vẻ ngoài trẻ trung cho làn da của bạn và khắc phục mọi nếp nhăn trên khuôn mặt.
- Thon gọn gương mặt và giúp làn da thêm căng bóng hơn.
Những đối tượng nào phù hợp tiêm filler?
Theo FDA, những người trong độ tuổi từ 22 tuổi trở lên là đối tượng phù hợp tiêm filler với nhu cầu sử dụng chất làm đầy để:
- Cải thiện, khắc phục tình trạng nếp nhăn hoặc hiện tượng mất mỡ trên khuôn mặt.
- Muốn tăng độ đầy đặn cho cằm, hõm dưới mắt, môi, má, đường viền hàm và mu bàn tay.
- Cải thiện sẹo mụn ở má của phái đẹp.
Ngoài ra, đối tượng phù hợp để tiêm filler còn là:
- Những người có khiếm khuyết ở trên gương mặt, mong muốn được sở hữu mũi cao, thẳng, cằm thon gọn…
- Có nhu cầu làm đẹp nhưng không muốn dùng dao kéo phẫu thuật.
- Người có nếp nhăn ở khu vực trán, khóe mắt, bọng mắt…Cần tiêm filler để lấy lại nét thanh xuân cho gương mặt của mình.
- Người mong muốn sở hữu một đôi môi căng mọng.
- Tiêm filler phù hợp với những ai bận rộn, không có quá nhiều thời gian để thực hiện những ca phẫu thuật hoặc thủ thuật phức tạp.
Ưu, nhược điểm của việc tiêm filler
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của việc tiêm filler mà bạn nên biết, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ưu điểm
Thực tế, tiêm chất làm đầy có khá nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể như sau:
- Bạn có thể nhận được kết quả ngay lập tức khi lựa chọn làm đẹp với tiêm chất làm đầy.
- Tiêm filler thường diễn ra cực kỳ nhanh, chưa đến 1 giờ là mọi công đoạn đều được hoàn tất.
- So với các phương thức làm đẹp khác, thời gian hồi phục sau khi tiêm chất làm đầy là rất ngắn.
- Nếu so với các hình thức phẫu thuật thì làm đẹp da bằng filler ít tốn kém hơn.
- Tùy theo từng loại chất làm đầy mà kết quả tiêm chất làm đầy có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, tiêm filler cũng tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng, tác dụng phụ. Dưới đây là một số rủi ro bạn nên biết trước khi lựa chọn áp dụng hình thức làm đẹp này cho mình:
- Chảy máu, sưng, đau, đỏ hoặc bầm tím.
- Có thể bị tổn thương da và gây ra sẹo.
- Nhiều trường hợp có thể bị nhiễm trùng hoặc hoại tử.
- Xuất hiện tình trạng tê liệt, hoặc mọc cục u, vết sưng dưới da.
- Nổi mụn trên da, phát ban hoặc ngứa.
Nếu phát hiện các vấn đề trên, hoặc cảm thấy cơ thể khó chịu sau khi tiêm filler, bạn cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời.
Có nên tiêm filler làm đẹp không?
Thực tế, nếu được áp dụng đúng cách thì tiêm filler là một hình thức làm đẹp cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ làm đẹp và bác sĩ chuyên môn cao, nhằm hạn chế mọi rủi ro không đáng có.
Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại filler được quảng cáo là phát huy công dụng trong nhiều năm, thậm chí là vĩnh viễn. Các bác sĩ khuyến cáo khách hàng không nên sử dụng loại filler này vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và việc điều trị hiệu quả cũng rất khó khăn.
Việc các cơ sở thẩm mỹ “chui” mọc lên như nấm dẫn đến việc sử dụng filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được thực hiện bởi những nhân viên y tế không có chứng chỉ, tay nghề. Trong trường hợp này bạn không nên tiêm filler vì có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, bạn cũng cần nhớ về những trường hợp tiêm chất làm đầy không được chấp thuận theo cảnh báo của FDA như:
- Không tiêm chất làm đầy vào mông, ngực hoặc khoảng trống giữa các cơ để cải thiện cơ thể trên quy mô lớn hoặc tạo đường nét cho cơ thể. Vì điều này có thể gây nên nhiều tổn thương nghiêm trọng như đau kéo dài, nhiễm trùng, để lại sẹo, biến dạng vĩnh viễn, hoặc thậm chí là tử vong.
- Không đưa filler vào da bằng việc sử dụng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm. Những thiết bị này thường khó kiểm soát vị trí của filler và sử dụng áp suất cao, nên khi được đưa vào da sẽ rất dễ tạo ra những vết thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, thậm chí còn gây nên tổn thương vĩnh viễn cho môi, da và mắt.
- Không được tự ý mua, sử dụng filler được bán trực tiếp bên ngoài. Bởi những chất làm đầy này không được kiểm định chặt chẽ nên rất dễ nhiễm hóa chất và virus gây bệnh.
Những lưu ý quan trọng chị em cần biết
Vậy khi tiêm chất làm đầy cần lưu ý điều gì, hãy xem ngay nội dung dưới đây để biết thông tin chi tiết nhé!
Trước khi thực hiện
Trước khi thực hiện quá trình tiêm chất làm đầy, bạn cần lưu ý:
- Đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn tư vấn kỹ lưỡng và kiểm tra, đánh giá, xác nhận những điểm cần tiêm chất làm đầy. Bác sĩ cũng sẽ đề xuất filler phù hợp, đồng thời tư vấn cho bạn về thời gian phục hồi, cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Hãy trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh và dị ứng.
Sau khi tiêm chất làm đầy
Sau khi tiêm filler, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Việc làm sạch vùng tiêm sẽ được bác sĩ thực hiện thêm một lần nữa, cùng với áp dụng những liệu pháp có công dụng giảm đau, giảm sưng cho bạn. Sau khi tiêm, tình trạng sưng, đau hay khó chịu là tác dụng phụ thông thường, chỉ một vài ngày sau là hết hẳn.
- Ngay sau khi tiêm chất làm đầy, bạn sẽ nhận thấy ngay kết quả, tuy nhiên, có thể kéo dài được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và thể trạng của mỗi người.
Trên đây là một số thông tin giải đáp về tiêm filler là gì và những lưu ý chị em cần biết. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Enbi Bảo Bảo là hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Bài viết liên quan
Top 10 Spa massage body nữ tốt nhất tại TP.HCM
TP.HCM là nơi tập trung nhiều spa chất lượng, mang đến những trải nghiệm thư ...
Th9
3 hoạt chất phục hồi bất chấp mọi treatment nặng đô
Đã qua rồi cái thời khi chơi treatment trên da thì suốt ngày chúng ta ...
Th4
Top 3 hoạt chất peel da hóa học mà bạn không thể bỏ qua
Đối với Chemical peel, ngoài việc tuân thủ những quy trình chuẩn y khoa, bạn ...
Th4